Hỗ trợ 24/7: 0979.184.888 sales@beptoancau.com
0979 184 688

Bếp điện công nghiệp

Bếp điện công nghiệp là thiết bị ngày càng được sử dụng phổ biến trong các nhà hàng, khách sạn. Cũng giống như các loại bếp điện gia đình, bếp điện từ công nghiệp hay còn gọi là bếp cảm ứng hoạt động trên nguyên tắc cảm ứng điện từ để tạo ra nhiệt năng và nấu chín thức ăn như phương pháp đun nấu thông thường. Vậy, sử dụng bếp từ công nghiệp có khác gì với phương pháp nấu ăn dùng bếp ga? Bếp điện có các ưu điểm và nhược điểm gì? Bếp từ giá bao nhiêu? Kinh nghiệm mua bếp từ công nghiệp như thế nào? Người sử dụng có cần lưu ý gì khi nấu ăn bằng bếp điện trong bếp ăn công nghiệp không? Chúng ta hãy cũng tìm hiểu vê thiết bị này trong bài viết dưới đây.
Bếp điện từ công nghiệp 4 mặt

1. Cấu tạo của bếp điện công nghiệp

Về cơ bản, bếp từ công nghiệp có cấu tạo khá giống bếp từ gia đình với các phần mặt bếp, cuộn dây từ trường, phần máy, quạt gió và thân bếp.

1.1 Mặt bếp từ

Mặt bếp phải là chất liệu không chỉ cách điện, cách nhiệt mà còn chịu được trong lượng khi nấu nướng. Hiện nay, đa số mặt bếp điện công nghiệp được thiết kế từ gốm sứ hay thủy tinh cao cấp. Chất liệu này không chỉ đảm bảo yêu cầu về chất liệu, mà còn có tính thẩm mỹ cao và cho phép vệ sinh dễ dàng.

1.2 Cuộn dây từ trường

Cuộn dây từ trường là bộ phận sinh là từ trường khi có dòng điện đi qua. Cuộn dây được làm từ dây dẫn điện bằng đồng được sắp xếp thành vòng tròn đơn dạng đĩa. Bộ phận này sẽ được gắn vào thân máy và đảm bảo khoảng cách phù hợp với mặt bếp.

1.3 Hệ thống tản nhiệt

Hệ thống tản nhiệt của bếp điện từ công nghiệp nằm trong thân bếp. Hệ thống bao gồm quạt gió hay còn gọi là quạt tản nhiệt, thanh tản nhiệt và khe tản nhiệt để làm mát các linh kiện bên trong bếp và giúp cân bằng nhiệt độ khi bếp hoạt động liệ tục trong thời gian dài. Nhờ đó, chúng ta sẽ tránh được tình trạng nhiệt độ của bếp lên quá cao gây cháy, chập điện. Đồng thời, tính năng làm mát cũng giúp các linh kiện duy trì độ bền để hoạt động ổn định.

1.4 Phần máy

Đây cũng chính là phần bo mạch điều khiển hoạt động của bếp điện công nghiệp. Bộ phận này gồm mạch biến tần, đèn led hiển thị, các nút lựa chọn chế độ nấu và tăng giảm công suất bếp điện. Khi bấm chọn chế độ nấu hay tăng giảm nhiệt độ, mạch biến tần sẽ thay đổi tân số dòng điện. Theo đó, cường độ từ trường cũng sẽ thay đổi và làm nhiệt độ củ bếp thay đổi.

1.5 Phần thân bếp

Thân bếp điện từ công nghiệp thường được làm từ inox. Đây là phần vỏ bảo vệ các bộ phận, linh kiện bên trong bếp. Đồng thời, cũng là phần khung giúp bếp cố định trong quá trình đun nấu. Tùy theo từng loại bếp nhà hàng, thân bếp sẽ được thiết kế với các kích thước khác nhau.

Cấu tạo bếp điện công nghiệp

2. Bếp từ công nghiệp hoạt động như thế nào?

Cũng như bếp điện từ gia dụng, bếp công nghiệp hoạt động theo nguyên lý từ trường trong cuộn dây và dòng điện Foucault. Khi dòng điện chạy qua cuộn dây được xếp thành hình tròn dạng đĩa, ngay lập tức, từ trường sẽ được tạo ra trong khoảng cách vài milimet trên bề mặt bếp từ. Đặt nồi nấu ăn có đáy làm bằng kim loại (sắt nhiễm từ) trong vùng từ trường này sẽ tạo ra dòng điện Foucault và sinh ra nhiệt năng và làm chín thực phẩm.

3. Bếp điện công nghiệp có ưu điểm gì?

3.1 Hạn chế rủi ro, cháy nổ

Không sử dụng gas như bếp ga công nghiệp, bếp từ nhà hàng hoạt động hoàn toàn bằng điện năng. Vì thế, bếp điện công nghiệp sẽ hạn chế được nhiều sự cố như rò rỉ khí ga hay cháy nổ.

3.2 Thân thiện với môi trường

Chúng ta đều biết, phản ứng cháy cần oxi để duy trì ngọn lửa và thải ra CO2. Nguồn nhiệt để nấu chín thức ăn của bếp điện từ công nghiệp được tạo ra bởi cảm ứng từ chứ không phải do đốt cháy bất cứ nhiên liệu nào để tạo ra ngọn lửa. Quá trình sử dụng bếp không tạo ra CO2 như các loại bếp dùng gas hay nhiên liệu đốt khác. Vì thế, sử dụng bếp điện sẽ ít ảnh hưởng tới môi trường hơn các loại bếp công nghiệp khác.

3.3 Hiệu suất cao

Nếu như các loại bếp ga nấu chín đồ ăn theo phương pháp dẫn nhiệt từ ngọn lửa. Nấu ăn bằng bếp từ công nghiệp được thực hiện bởi gia nhiệt cảm ứng trực tiếp. Vì thế, bếp có khả năng tăng nhiệt nhanh chóng giúp đồ ăn cũng nhanh chín hơn.

3.4 Tiện dụng

Với bếp ga công nghiệp, chúng ta thường mất khá nhiều thời gian để điều chỉnh ngọn lửa cho phù hợp khi chế biến đồ ăn. Tuy nhiên, với bếp điện từ công nghiệp, thao tác này trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Nhiệt độ của bếp sẽ tăng hoặc giảm ngay khi chúng ta thay đổi tần số dòng điện qua các nút điều khiển. Do đó, chúng ta có thể dễ dàng kiểm soát cũng như điều chỉnh nhiệt độ sao cho phù hợp để chế biến từng món khác nhau.

Bên cạnh đó, bếp điện công nghiệp thường được thiết kế với phần thân bếp từ thép không gì. Bề mặt bếp được làm từ gốm hoặc thủy tinh. Đây đều là các chất liệu có khả năng chống oxi hóa và dễ dàng lau chùi, làm sạch.

3.5 An toàn cho người sử dụng

Ở bếp điện từ, nhiệt độ chỉ được sinh tại đáy nồi khi nối có đáy được làm từ kim loại nhiễm từ. Bên cạnh đó, mặt bếp được làm từ chất liệu cách nhiệt, cách điện. Nhờ đó, chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng mà không sợ bị bỏng hay điện giật. Ngoài ra bề mặt bếp còn được gắn cảm biến nhiệt. Khi nhiệt độ bề mặt quá cao, bộ phận cảm biến nhiệt giúp bêp tự động ngắt điện. Với tính năng này, bếp từ công nghiệp hạn chế được tối đa những sự cố về cháy nổ.

3.6 Thiết kế tinh tế, hiện đại

Khi sử dụng bếp ga công nghiệp, chúng ta cần không gian để lắp đặt bếp và cả bình ga. Vì thế các thiết bị bếp nhà hàng dùng ga thường khá công kềnh và tốn diện tích. Tuy nhiên, với bếp điện từ công nghiệp, chúng ta có thể khắc phục nhược điểm này. Bếp từ sử dụng điện năng để vận hành và không dùng tới bình ga nên rất nhỏ gọn. Thân bếp điện công nghiệp được làm từ thép không gỉ rất trang nhã, và có tính thẩm mỹ cao. Bên cạnh đó, thay vì kiềng bếp, mâm lửa như bếp ga công nghiệp, mặt bếp từ được làm từ kính hoặc gốm, tạo nét tinh tế, hiện đại cho căn bếp.

4. Các loại bếp điện công nghiệp phổ biến

Bếp từ công nghiệp âm

Hiện nay, tùy theo mỗi tiêu chí, bếp điện từ công nghiệp được chia thành một số loại sau:

Theo phương thức lắp đặt, bếp được chia thành bếp từ âm và bếp từ nổi (bếp từ dương).

4.1 Bếp từ âm

Bếp từ âm được thiết kế và lắp đặt phần thân bếp sẽ nằm phía dưới bàn nấu ăn và chỉ có phần mặt bếp lộ ra được đặt bằng hoặc cao hơn một chút so với bàn bếp. Do đó, bếp có kiểu dáng rất nhỏ gọn, tinh tế với giá trị thẩm mỹ cao, giúp tiết kiệm không gian bếp tối đa. Tuy nhiên, bởi đặc điểm là bếp âm, nên việc lắp đặt bếp âm thường phức tạp hơn bếp từ nổi.

4.2 Bếp từ nối

Bếp từ nổi còn được gọi là bếp từ dương. Khác với bếp từ âm, bếp từ nổi được có toàn bộ thân bếp nằm trên bề mặt lắp đặt. Vì thế, bếp từ nổi công nghiệp thường tốn nhiều diện tích hơn so với bếp từ âm để lắp đặt. Tuy nhiên, bếp từ nổi có ưu điểm dễ dàng lắp đặt, linh hoạt với nhiều không gian khác nhau.

Dựa theo cấu trúc mặt bếp nhà hàng, bếp điện từ công nghiệp được phân loại gồm bếp từ mặt lõm và bếp từ mặt phằng.

4.3 Bếp từ mặt phẳng

Bếp từ mặt phẳng là loại bếp phổ biến trên thị trường hiện nay. Mặt bếp được thiết kế bởi mặt phẳng bằng gốm hoặc thủy tinh cách điện. Với bếp từ mặt bẳng, nồi dùng để nấu ăn cần có đế bằng để đảm bảo sự tiếp xúc từ trường.

4.4 Bếp từ mặt lõm

Khác với bếp từ mặt phẳng, bếp từ mặt lõm có mặt bếp hình tròn lõm. Với thiết kế này, bếp từ lõm chuyên dụng với chảo sâu lòng để chế biến các món chiên, xào.  Bếp từ mặt lõm được chia thành hai loại nhỏ gồm bếp từ chảo liền và bếp từ chảo rời.

Ngoài ra, căn cứ theo số lượng mặt nấu của bếp điện công nghiệp, các bạn có thể tham khảo các dòng bếp đơn, bếp 2, 3,4… hay thậm chí 12 mặt nấu. Và dựa theo công suất bếp từ, bếp thường được chia thành các loại bếp công suất nhỏ với 3KW; 3.5KW. Với bếp từ công nghiệp, công suất của bếp thường ở mức 8KW; 12KW hoặc 15KW.

5. Một số lưu ý khi sử dụng bếp điện từ công nghiệp

Với bếp ga, các bạn có thể chế biến đồ ăn với bất cứ loại nồi hay điều kiện nào. Tuy nhiên, bếp điện công nghiệp hoạt đông theo nguyên lý cảm ứng điện từ. Vì thế, trong quá trình sử dụng bếp nhà hàng, các bạn vẫn nên lưu ý một số điểm dưới đây để bếp có được hiệu suất cao nhất cũng như duy trì được độ bền lâu dài.

Lưu ý khi sử dụng bếp điện công nghiệp

5.1 Nồi nấu ăn

Với bếp từ mặt lõm chảo liền, phần chảo chế biến đồ ăn được gắn cố định vào thân bếp. Vì thế, các bạn có thể trực tiếp nấu ăn trên bếp mà không cần lựa chọn chảo phù hợp.

Tuy nhiên, với bếp mặt phẳng hay bếp mặt lõm chảo rời, đáy nồi/ chảo cần được làm bởi kim loại nhiễm từ. Chất liệu này mới có thể tạo cảm ứng từ và chuyển hóa thành nhiệt năng nấu chín thực ăn.

Đặc biệt, các bạn tuyệt đối không dùng nối có chất liệu dẫn từ kém như nhôm, đồng. Bởi đặc tính dẫn từ kém, việc tạo ra nhiệt năng cũng không đạt hiệu quả cao. Không những thế, sử dụng nồi nấu ăn từ các chất liệu này khiến bếp phải làm việc liên tục để tạo nhiệt năng. Điều này dẫn đến tình trạng cuộn dây từ trường bị nóng lên và dễ xảy ra sự cố.

5.2 Nguồn điện sử dụng

Bếp điện công nghiệp thường có công suất khá lớn. Đặc biệt, công suất bếp điện từ công nghiệp lại càng lớn hơn. Hiện nay, bếp inox nhà hàng thường có mức công suất 3KW; 3.5KW, 8KW; 12KW hoặc 15KW, v.v. Vì thế, trước khi sử dụng, các bạn cần kiểm tra kỹ nguồn điện cũng như các phích cắm. Nên dùng phích cắm riêng cho mỗi bếp. Bên cạnh đó, dây điện cũng cần phải có tiết diện đủ lớn để đảm bảo an toàn khi dòng điện có công suất lớn đi qua.

5.3 Vị trí lắp đặt bếp từ công nghiệp

Bếp từ công nghiệp nói riêng và bếp công nghiệp nói chung cần được lắp đặt ở nơi thoáng khí. Bởi với tần suất sử dụng liên tục, nhiệt độ khu vực nấu ăn sẽ tăng nhanh. Việc lắp đặt bếp ở nơi thoáng khí không chỉ an toàn cho người sử dụng mà còn đảm bảo chất lượng đồ ăn. Đặc biệt, với bếp điện từ, quạt tản nhiệt được lắp ở phần đáy bếp. Vì thế, khi lắp đặt bếp công nghiệp, phần đáy bếp cần để thoáng để quạt hoạt động hiệu quả.

Bên cạnh đó, vì đặc tính sử dụng điện năng để hoạt động, bếp nấu công nghiệp cần đặt cách nơi có hơi nước hay nguốn nước để đảm bảo an toàn.

Không đặt bếp điện công nghiệp gần các thiết bị điện tử. Các thiết bị điện tử thường dễ bị nhiễm từ và hỏng hóc. Vì thế, khi lắp đặt bếp, các bạn nên tránh khu vực có thiết bị dễ nhiễm từ.

5.4 Không ngắt điện ngay sau khi nấu

Sau khi nấu ăn xong, dù bạn đã tắt bếp, quản tản nhiệt vẫn hoạt động để làm mát các linh kiện. Với bếp từ nhà hàng, việc làm mát bếp rất quan trọng do tần suất và thời gian sử dụng lớn. Vì thế, không nên ngắt nguồn điện ngay sau khi nấu ăn xong. Khi ngắt nguốn điện, quạt tản nhiệt sẽ không thể hoạt động và làm mát bếp. Theo đó, độ bền của bếp điện từ công nghiệp sẽ bị giảm đáng kể.

5.5 Vệ sinh bếp thường xuyên

Bếp điện từ hay bếp công nghiệp nói chung cần được vệ sinh thường xuyên sau khi sử dụng. Đây là một trong những yếu tố giúp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, việc giữ sạch sẽ cũng sẽ giúp bếp có độ bền  cao.

6. Kinh nghiệm chọn mua bếp từ công nghiệp

Nhìn chung, mỗi khách hàng đều có mong muốn mua được sản phẩm chất lượng tốt với giá thành rẻ. Với bếp nấu công nghiệp, để mua được thiết bị chất lượng, bạn có thể chú ý tới điểm sau:

6.1 Thương hiệu sản xuất bếp công nghiệp

Nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin, bạn có thể dễ dàng tìm thông tin về các thương hiệu bếp điện công nghiệp uy tín cả ở Việt Nam và trên thế giới. Nếu có kinh phí đầu tư cao, các bạn có thể tham khảo bếp điện từ của thương hiệu Lorca, Bosch,Teka xuất xứ từ Tây Ban Nha, hay thương hiệu Muchen từ Đức v.v.

Với mức đầu tư thấp hơn, các bạn có thể lựa chọn bếp điện từ Việt Nam. Trong đó, bếp từ công nghiệp Việt Hàn là một trong nhưng thương hiệu uy tín. Được sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng Hàn Quốc, bếp công nghiệp Việt Hàn được đảm bảo về các tiêu chí về công suất, độ bền cũng như tiết kiệm năng lượng.

6.2 Tính năng của bếp từ công nghiệp

Dựa theo tính năng, bếp điện công nghiệp cũng được chia thành khá nhiều loại. Thông thường, chúng ta thường thấy các loại bếp phổ biến với chức năng xào nấu chung. Bên cạnh đó, trên thị trường còn có bếp từ với chức năng hầm hoặc hấp thực phẩm. Vì thế trước khi mua bếp điện từ, bạn nên xác định mục đích sử dụng chính của nhà hàng để tìm được thiết bị phù hợp.

6.3 Đặc điểm thiết kế của bếp điện từ công nghiệp

Hầu hết các loại bếp nấu công nghiệp có cấu tạo giống nhau. Tuy nhiên, thiết kế về kiểu dáng bếp từ lại rất đa dạng tùy theo mỗi nhà sản xuất. Các bạn nên quan sát kỹ khu vực bếp nấu để xác định không gian lắp đặt bếp. Như thế, các bạn có thể định hình được kích thước cho phép và lựa chọn loại bếp phù hợp.

6.4 Chế độ bảo hành

Bảo hành cũng là một yếu tố rất quan trọng các bạn cần lưu ý khi mua bếp từ nhà hàng. Các bạn nên mua bếp điện công nghiệp tại các đại lý, công ty có chính sách bảo hành rõ ràng để được hỗ trợ khi có hỏng hóc hay lỗi kỹ thuật. Không nên mua các sản phẩm trôi nổi, không có nguồn gốc hay chế độ bảo hành cụ thể.

Bên cạnh đó, các bạn cũng nên hạn chế mua bếp từ công nghiệp cũ. Các sản phẩm này thường không có bảo hành hoặc được bảo hành trong thời gian rất ngắn. Trong khi đó, tần suất sử dụng bếp từ công nghiệp trong các nhà hàng là rất lớn. Bếp từ công nghiệp cũ hay bếp trôi nổi sẽ khó có chất lượng cao để đảm bảo cho việc sử dụng liên tục.

7. Bếp điện công nghiệp giá bao nhiêu?

Giá thành là một trong những yêu tố được quan tâm nhiều nhất khi mua bếp nhà hàng. Trên thực tế, giá bếp từ công nghiệp phụ thuộc rất nhiều yếu tố như thương hiệu, kích thước, số lượng mặt nấu, công suất bếp từ, v.v. Vậy bếp điện từ công nghiệp giá bao nhiêu?

Thông thường, bếp từ nhà hàng thường có mức giá từ 16 tới 35 triệu đồng. Bếp công nghiệp nhà hàng nhập khẩu sẽ có giá thành cao hơn bếp từ công nghiệp nội địa. Vì thế với bếp điện từ công nghiệp nhập khẩu, mức giá có thể lên tới hơn 35 triệu đồng.

Để tìm bếp công nghiệp giá rẻ, bạn cũng có thể tham khảo bếp từ công nghiệp Việt Hàn. Được áp dụng công nghệ Hàn Quốc nhưng sản xuất tại Việt Nam nên giá bếp công nghiệp rất hợp lý.

8. Mua bếp điện công nghiệp ở đâu?

Thị trường hiện nay có rất nhiều đại lý cũng như nhà phân phổi bếp từ công nghiệp. Và có thể nói, bếp công nghiệp là sản phẩm có sự cạnh tranh rất lớn cả về chất lượng cũng như giá cả. Tuy nhiên, Bếp Toàn Cầu luôn tự hào là nhà cung cấp bếp từ nhà hàng uy tín với giá thành tốt nhất. Tại Toàn Cầu, chất lượng và dịch vụ luôn là tiêu chí được đặt lên hàng đầu. Các sản phẩm của chúng tôi được kiểm duyệt kỹ càng trước khi cung cấp tới khách hàng. Bên cạnh đó, nhờ việc cập nhật liên tục, Toàn Cầu luôn cố gắng đem tới sự đa dạng, phong phú về sản phẩm để các bạn có thể so sánh và lựa chọn được thiết bị tốt nhất.

Hiện nay, không chỉ cung cấp bếp công nghiệp Hà Nội. Chúng tôi còn có các chi nhánh cung ứng hệ thống bếp công nghiệp trên toàn quốc như bếp công nghiệp Đà Nẵng, bếp công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, bếp công nghiệp Bình Dương, bếp công nghiệp Đồng Nai, v.v. Là nhà cung cấp sản phẩm tới nhiều tỉnh thành trên cả nước, giá bếp công nghiệp tại Toàn Cầu chắc chắn sẽ là mức giá hợp lý với đại đa số khách hàng.

Quý khách hàng có thể tham khảo thêm một số sản phẩm thế mạnh mà Toàn Cầu nhập khẩu và phân phối trên Toàn Quốc:

Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, nhiệt tình chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ các vấn đề liên quan tới bếp công nghiệp nói chung và bếp điện công nghiệp nói riêng. Để có những thông tin cụ thể về từng sản phẩm, hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0979 184 688.